Trong văn hóa Nhật Bản trà đạo là một nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của đất nước này. Đây cũng là đề tài yêu thích của rất nhiều nhà nghiên cứu về đất nước này. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu về nghệ thuật uống trà đạo Nhật Bản:
Trà đạo được xem như là một điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Theo truyền thuyết Nhật, ngày đó có vị cao tăng người Nhật là Eisai (1141-1215) đi du học và mang về từ Trung Quốc một loại bột trà xanh được gọi là matcha. Lúc đầu matcha chỉ được dùng như một loại thuốc nhưng sau đó trở thành một thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu mới được sử dụng và thưởng thức trong các buổi họp mặt. Thời gian này, một số quy tắc của một buổi tiệc trà đã được quy định bởi giới võ sĩ (samurai), giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyu (1522-1591), một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện lễ nghi của một buổi tiệc trà. Đến cuối thời Edo (1603-1868) thưởng thức trà đạo là đặc quyền của nam giới. Cho đến đầu thời Meiji (1868-1912) thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà. Từ đó, công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Và họ đã kết hợp uống trà với tinh thần thiền của phật giáo nhằm nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà.
Nghệ thuật uống trà đạo Nhật Bản – Ảnh 1
Từ uống trà đến trà đạo là quá trình không ngừng nghỉ của người Nhật nhằm biến tục uống trà du nhập từ nước ngoài trở thành một nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. Không đơn giản chỉ là những phép tắc uống trà mà qua đó người Nhật còn mong muốn hòa vào thiên nhiên, làm sạch tâm hồn , tu tâm dưỡng tính theo đúng tinh thần phật giáo.
Bốn nguyên tắc cơ bản trong trà đạo : Hòa – kính – Thanh – Tịch. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.
Nghệ thuật uống trà (trà đạo) của Nhật bao gồm các bước sau:
Nước pha trà thường được giữ ở 80 C – 90 C và thường được đựng trong một bình thủy hoặc được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than yếu. Không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà.
Nghệ thuật uống trà đạo Nhật Bản – Ảnh 1
Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ. Sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Sau đó cho trà vào ấm. Vì trà của Nhật là trà bột nên thường mỗi người khách là một muỗng café trà xanh (trừ trường hợp người nghiện và muốn uống trà đậm thì cho nhiều hơn).
Nghệ thuật uống trà đạo Nhật Bản – Ảnh 2
Thường trà sẽ được pha thành 3 lần khác nhau như sau:
Lần thứ nhất: Pha với nước nóng ở 600C, để trà ngấm trong 2 phút rồi rót ra mời khách. Để giảm nhiệt độ của trà, thường nước sôi sẽ được rót ra một bình trà khác (hay chén tống).
Lần thứ hai: Pha với nước nóng ở 800C trong khoảng 30 – 40 giây. Nghĩa là cho nước vào ấm trà, hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước pha trà cũng được rót qua bình trung gian nhằm điều chỉnh nhiệt độ.
Lần thứ ba: Pha trà ở nhiệt độ 900C khoảng 30 – 40 giây. Nước có thể rót trực tiếp từ bình thủy vào bình trà.
Với những loại trà ngon, thượng hạng có thể pha thêm lần 4,5. Tuy nhiên, loại trà thường chỉ pha đến lần thứ 3 thôi.
Nghệ thuật uống trà đạo Nhật Bản – Ảnh 3
Các tách trà được để trong khay trà và rót theo thứ tự 1,2,3,4. Loại tách cỡ lớn tầm 70ml, lần đầu rót vào 30ml, sau đó tiếp tục với thứ tự ngược lại 4,3,2,1 mỗi lần 20ml. Tổng cộng tách trà rót là 50ml. Không được rót đầy trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người kế tiếp. Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.
Khi uống trà xanh Nhật Bản, người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống, sẽ ăn vài miếng bánh ( Phải ăn hết bánh trong miệng mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo.